Phân loại Jidaigeki

Phân loại theo hình thái biểu diễn

  • Kịch nói, kịch sân khấu, Kabuki, Kiếm kịch (Kengeki)
  • Jidai-geki chiếu rạp
  • Jidai-geki truyền hình

Phân loại theo nội dung, định hình

+ Kiếm kịch (Kengeki), tức phim đấu kiếm, Chambara Jidai-geki: chủ yếu xoay quanh các màn đấu kiếm (Nhật) và thể loại này chiếm đa số trong Jidai-geki, nặng về tính giải trí hơn là yếu tố văn học. Gendai-geki chiếu trên truyền hình có những cảnh dùng đao kiếm sát thương con người thì bị phê phán là bạo lực, làm gia tăng tính tội phạm trong người xem, nhưng những màn đấu kiếm trong Jidai-geki được thể hiện như những động tác mang tính hình thức, một kiểu hiểu ngầm giữa nhà sản xuất với người xem nên dù có những cảnh chém giết số đông trong một khoảng thời gian rất ngắn vẫn không bị liệt vào đối tượng chỉ trích. Trong thể loại này lại chia thành các mảng nhỏ sau

  • Mảng với đề tài kiếm thuật, Võ sĩ đạo, trung nghĩa
  • Mảng với đề tài hành hiệp giang hồ (Matatabi, Ninkyō)
  • Mảng với đề tài khuyến thiện trừng ác, điều tra bắt giữ tội phạm (Torimono-chō). Đây là mảng chủ lưu trong thể loại Jidai-geki chiếu trên truyền hình. Đối với trường hợp phe ác là chúa phiên hay các trọng thần của chúa thì thường là những nhân vật hư cấu, địa danh hư cấu, riêng trường hợp series Mito Kōmon thì sử dụng địa danh thực và không tránh né những trường hợp vai ác là người của chính quyền. Trong mảng này lại chia thành các đề tài nhỏ về các vị Tướng quân (Shōgun), các vị quan Bugyō, lực lượng giữ trật tự trị an thì Edo và đề tài về các nghĩa tặc. Một series nổi tiếng trong mảng này là Onihei Hankachō (sổ điều tra tội phạm của quỷ Bình), ngoài yếu tố khuyến thiện trừng ác đặc trưng, nó còn mang đậm tính văn nghệ, đặt nặng miêu tả tính con người cũng như phong cảnh, phong tục tập quán thời Edo.
  • Mảng với đề tài hợp chiến: bối cảnh là thời Chiến quốc (Sengoku), miêu tả sự hưng vong, phồn vinh, suy thoái của các lãnh chúa địa phương (Daimyō). Điển hình có thể kể đến phim Kagemusha của đạo diễn Kurosawa Akira, loạt Taiga Drama của đài NHK, Seki-ga-hara của đài TBS.

+ Loại văn nghệ: dựng từ tiểu thuyết, các tác phẩm văn học (trừ Kiếm kịch). Có thể kể ra các mảng chính trong thể loại Jidai-geki này gồm

  • Văn học thời Edo được dựng thành phim: Saikaku Ichidai onna (một đời nữ nhân Saikaku), Chikamatsu monogatari (chuyện kể Chikamatsu), Saikaku ichidai otoko (một đời nam nhi Saikaku). Đa số là phim của hãng Daiei.
  • Mảng về sinh hoạt thành thị thời Edo, tiêu biểu là Hiemeshi to osan to chan của hãng Tōei.
  • Mảng với bối cảnh thời đại khác với thời Edo: gồm có Genji-monogatari, Ugetsu-monogatari, Sanshō Dayū, Koi ya Koi nasuna Koi (bối cảnh thời Heian)
  • Mảng với đề tài đánh giá, phê phán giá trị quan của Võ sĩ đạo, xã hội Võ gia: đa phần những tác phẩm này đều nhìn nhận dựa trên nền tảng giá trị quan hiện đại, thường có những cảnh đấu kiếm làm cao trào và cũng có những phim mô tả cảnh sát thương tàn khốc như "Seppuku" (mổ bụng), "Samurai Nippon".
  • Mảng với đề tài là 47 Võ sĩ thành Akō báo thù cho chủ (gọi chung là Chūshingura)
  • Mảng với nữ nhân là nhân vật chính, gồm các loại liên quan đến hậu cung của các Tướng quân (Ō-oku), Sexy Jidai-geki, Prono Jidai-geki
  • Mảng hoạt kịch (Katsu-geki): loại phim hành động chủ yếu dành cho trẻ con với các người hùng khuyến thiện trừng ác và là mạo đầu cho thể loại Tokusatsu sau này. Những phim đơn cử có thể kể ra là Kurama Tengu (quỷ Thiên cẩu Kurama), Hakuba Dōji (đồng tử bạch mã), Kamen no Ninja Akakage, Henshin Ninja (Ninja biến thân)...
  • Mảng Jidai-geki hài như Tenamon ya Sando-gasa, Tonma Tengu...
  • Mảng Jidai-geki sử dụng nhiều yếu tố Tokusatsu, SF, Kaidan (quái đàm) như Shibukawa Hangorō, Daimajin (Đại ma thần)...
  • Hyper Jidai-geki: thể loại này không coi trọng mặt khảo chứng lịch sử mà bối cảnh, trang phục, kiến trúc, phong tục tập quán có sự pha trộn với các thể loại khác như SF, phim Cao bồi và nội dung mang tính nghệ thuật tiền vệ (Avant grade).
  • Mảng Jidai-geki âm nhạc: như Oshidori uta kassen, Operetta Tanuki goten.

Phân loại theo người sản xuất và phong trào

+ Makino Jidaigeki: các phim của đạo diễn Makino Shōzō, hay có những cảnh đấu kiếm đẹp mắt, những cảnh diễn tuồng Kabuki và là những phim Jidai-geki đầu tiên của Nhật Bản.

+ Nonsense Jidaigeki: những phim Jidai-geki trước đệ nhị Thế chiến và đa phần mang tính ba dớ, rẻ tiền, vô căn cứ, không logic.

+ Tōei Jidai-geki: phim của hãng Tōei (Đông Ánh), từng làm mưa làm gió trong thể loại Jidai-geki sau đệ nhị Thế chiến, đa phần là phim với bối cảnh thời Edo.

+ Dai-ei Jidai-geki: phim của hãng Dai-ei (Đại Ánh): hãng này không chỉ sản xuất các phim đấu kiếm mà còn có nhiều phim văn nghệ cũng như phim với bối cảnh thời đại ngoài thời Edo. Đặc trưng của hãng này là nặng về tính khảo chứng lịch sử, diễn viên thường nhuộm răng đen và cạo lông mày cho phù hợp với bối cảnh thời đại.

+ Kurosawa Jidai-geki: các tác phẩm của đạo diễn Kurosawa Akira. Đặc trưng với những cảnh chiến đấu thực tế, câu chuyện giàu tính nhân văn.

+ Nikkatsu Jidai-geki: các phim của hãng Nikkatsu có đặc trưng là nhiều cảnh hành động, đâm chém máu me cũng như không ít cảnh miêu tả sắc tình trần trụi.

+ Tōhō Jidai-geki: phim của hãng Tōhō (Đông Bảo)

+ Shōchiku Jidai-geki: phim của hãng Shōchiku (Tùng Trúc) ít nhiều đều mang đậm tính nhân văn, ấm áp tình người.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Jidaigeki http://gokuraku-shujo.blogspot.com/search/label/Ji... http://www.nikkansports.com/entertainment/news/p-e... http://youtube.com/theJIDAIGEKI http://www5.hokkaido-np.co.jp/bunka/movie/no7.html http://nichiju.lin.gr.jp/mag/06406/a6.pdf http://kotobank.jp/word/%E5%89%A3%E5%8A%87 http://kotobank.jp/word/%E6%96%B0%E5%8A%87 http://kotobank.jp/word/%E6%96%B0%E5%9B%BD%E5%8A%8... http://kotobank.jp/word/%E6%96%B0%E6%B4%BE%E5%8A%8... http://kotobank.jp/word/%E6%99%82%E4%BB%A3%E5%8A%8...